Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Vô sinh ở nữ giới từ nguyên nhân cường giáp


Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp.

Cường giáp là một trong những bệnh về nội tiết thường gặp nhất. Người mắc bệnh này thường hay rất chủ quan và cũng là bệnh khó chẩn đoán vì thế rất dễ gây những biến chứng nguy hiểm đặc biệt ảnh hưởng đến thai kỳ.

Cường giáp là gì?

Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp. Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp làm tăng chuyển hóa (cách sử dụng năng lượng), và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương, những vấn đề sinh sản đối với phụ nữ.

Triệu chứng của bệnh

Một số triệu chứng của cường giáp là căng thẳng, khó chịu, đổ mồ hôi nhiều, tim đập nhanh, run tay, lo lắng, khó ngủ, da mềm mỏng, tóc dễ gãy, và cơ bắp yếu, đặc biệt là ở cánh tay trên và đùi, hay đi đại tiện nhưng ít khi sảy ra tiêu chảy, sụt cân dù có thể vẫn cảm thấy thèm ăn, nôn mửa… Với phụ nữ thường có thêm triệu chứng kinh nguyệt bất thường, có thể giảm đi hoặc không điều hòa.

Nguyên nhân gây bệnh

- Nguyên nhân chủ yếu, khoảng 70% người bị cường giáp mắc phải là do bệnh graves. Bệnh Graves là bệnh gây ra bởi các kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormon tuyến giáp. Đây là bệnh di truyền và phổ biến ở phụ nữ (nhiều gấp 5 lần so với nam giới).

Sự dư thừa nồng độ của hormon giáp làm tăng chuyển hóa (cách sử dụng năng lượng), và tăng nguy cơ bị những bệnh khác như bệnh tim, loãng xương, những vấn đề sinh sản đối với phụ nữ (Ảnh minh họa)

- Tăng hấp thu quá mức hormon giáp do uống quá nhiều hormon. Thường xảy ra ở những người lạm dụng thuốc giảm cân…

- Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể xuất hiện sau nhiễm virus (viêm giáp bán cấp), gây sốt và đau họng nhất là khi nuốt..Viêm là kẻ hở làm cho lượng hormon giáp vào dòng máu gia tăng.

- Quá nhiều lượng iot: tuyến giáp sử dụng iot để tạo kích thích tố tuyến giáp. Phần vượt mức iôt có thể gây cường giáp.

- Tiết TSH bất thường. Một khối u tuyến yên có thể gây nên tăng tiết TSH (hormon kích thích tuyến giáp). Ðiều này có thể làm tăng các tín hiệu đến tuyến giáp, kích thích tuyến giáp sản xuất hormon giáp.

- U tuyến giáp và bướu cổ.

Chẩn đoán bệnh

- Việc chẩn đoán bệnh cường giáp được xác nhận bởi các xét nghiệm máu mà cụ thể là đo TSH trong máu. TSH được bài tiết từ tuyến yên, nếu hormon tuyến giáp được bài tiết quá mức, TSH sẽ có tác dụng điều hoà làm giảm hormon xuống. Khi TSH giảm xuống, thì tuyến giáp lại bài tiết hormon trở lại.

Do đó, đo lượng TSH có thể giảm hoặc không phát hiện được trong trường hợp cường giáp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Nếu lượng hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều quá thường là do u tuyến yên bài tiết TSH, khi đó lượng TSH tăng cao một cách bất thường. Lúc này người ta gọi là cường giáp thứ phát (tức là do nguyên nhân tại tuyến yên chứ không phải tại tuyến giáp).

Mặc dù xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh cường giáp, nhưng nó không giúp chỉ điểm đặc hiệu nguyên nhân gây ra cường giáp. Biểu hiện ở mắt gần như chắc chắn để chẩn đoán bệnh Graves ( còn gọi là bệnh Basedow). Chụp CTscan tuyến giáp kết hợp với tìm kháng thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây cường giáp. Các phương pháp này được lựa chọn tuỳ trường hợp.

Điều trị bệnh

Tùy vào độ tuổi và mức độ và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sỹ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh thích hợp cho bạn. Hiện nay các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm:

- Điều trị triệu chứng: Đó là những thuốc có thể dùng ngay để điều trị triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, cũng như thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Một trong những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng này là thuốc ức chế bêta (inderal, Tenormin, Lopressor).

- Sử dụng Thuốc kháng giáp: Có 2 loại thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng: methimazole (Tapazole), propylthiouracil (PTU). Những thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giáp và ức chế bài tiết hormon tuyến giáp.

- Iot phóng xạ là điều trị phổ biến nhất. Sau khi uống một liều iot phóng xạ sẽ phá hủy một phần của tuyến giáp, nhưng nó không gây hại cho bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể.

- Phẫu thuật để loại bỏ một phần tuyến giáp. Phương pháp này thích hợp cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân lớn tuyến giáp và ở những người có các triệu chứng bắt nguồn từ nén của các mô lân cận đến tuyến giáp, như khó nuốt, khàn giọng và khó thở.

Tổng hợp từ Internet
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Bụng kinh khang - Điều trị đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt ∙ Templated by Chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, Chu kỳ kinh nguyệt