Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

7 điều quan trọng chị em cần làm để bảo vệ cơ quan sinh sản


Trong xã hội hiện nay, với tỉ lệ vô sinh ngày càng tăng, chị em nhận ra rằng việc cần phải bảo vệ cơ quan sinh sản là vô cùng quan trọng. Nhưng không phải chị em nào cũng biết cách bảo vệ cơ quan quan trọng này của cơ thể.

Để giữ cho cơ quan sinh sản luôn khỏe mạnh, bạn cần lưu ý từ những việc nhỏ nhất như làm sao để tránh nhiễm trùng, tránh bị khô âm đạo hay cần đi khám như thế nào hàng năm... Dưới đây là 7 điều quan trọng liên quan đến vấn đề này mà chị em nào cũng cần nhớ và thực hiện theo.

1. Sử dụng bao cao su khi cần thiết

Bạn vẫn biết rằng cao su có vai trò rất lớn trong việc chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và mang thai ngoài ý muốn. Nhưng bạn có biết rằng sử dụng bao cao su còn giúp giữ cho độ pH trong âm đạo của bạn ổn định. Đây là siêu quan trọng vì những vi khuẩn nhỏ lactobacilli sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng tiểu và nhiễm khuẩn âm đạo. Trừ khi bạn đang muốn có con, còn nếu không hãy cân nhắc đến việc dùng bao cao su cho mỗi lần "quan hệ".

2. Mặc đồ lót bằng vải cotton

"Quần lót là vật tiếp xúc trực tiếp với âm đạo vì vậy nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của âm đạo. Khi lựa chọn quần áo lót, nên chọn loại bằng cotton, nhất là ở vùng đáy quần. Nó vừa giúp bạn thoải mái khi vận động lại thoát mồ hôi và giữ "vùng kín" khô ráo", Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng về sản khoa, phụ khoa và khoa học sinh sản tại Đại học Yale cho biết.

3. Để cơ quan này phải "tập thể dục"

Bài tập Kegel rất quan trọng cho việc tăng cường cơ bắp sàn khung chậu của bạn vì nó giúp cơ sàn khung chậu khỏe mạnh hơn, co thắt tốt hơn. Điều này không những có lợi cho bạn trong chuyện "sinh hoạt vợ chồng" mà còn giúp kiểm soát bàng quang, hỗ trợ quá trình mang thai, sinh nở để tránh các tai biến liên quan đến sàn chậu như sa tử cung... Bài tập kegel rất đơn giản nên bạn có thể bất cứ lúc nào và tại đâu. Chỉ cần làm động tác như thể đang dừng nguồn nước tiểu lúc đi tiểu, giữ trong vài giây rồi thả lỏng, lặp lại liên tục như vậy trong vài phút.

4. Ăn sữa chua

"Sữa chua tốt cho chị em phụ nữ vì nó giúp cân bằng vi khuẩn, tăng cường vi khuẩn tốt trong âm đạo, nhờ đó có thể giảm thiểu các vấn đề do mất cân bằng vi khuẩn gây ra như nhiễm nấm, viêm âm đạo... ", giáo sư Minkin cho biết. Nếu có thể, bạn hãy chọn ăn sữa chua không đường vì đường cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm nhiễm tăng lên.

5. Khám phụ khoa theo định kì

"Khám phụ khoa theo định kì hàng năm là việc rất quan trọng đối với sức khỏe người phụ nữ", Giáo sư Minkin cho biết. Mỗi lần khám phụ khoa là một lần kiểm tra sức khỏe tổng thể của cơ quan sinh sản và bạn có cơ hội để trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc của mình liên quan đến việc sử dụng bao cao su, khả năng sinh sản và bất kỳ câu hỏi nào bạn cho là quan trọng liên quan đến tình dục, các bệnh STDs.

6. Lưu ý khi dùng một số loại thuốc

Một số loại thuốc như như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, hoặc ngừa thai nội tiết tố... có thể gây ra tác dụng phụ là khô âm đạo. Tình trạng khô âm đạo cũng có thể xuất hiện sau khi mang thai hoặc ngay trước khi mãn kinh. Nếu điều này xảy ra, chị em có thể gặp trục trặc trong chuyện sinh hoạt tình dục, thậm chí gây trầy xước, tổn thương trong âm đạo và giảm khả năng thụ thai nếu như bạn đang có ý định có em bé.

7. Không thụt rửa sâu trong âm đạo

Theo bác sĩ Dena Harris, MD, trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa sản và phụ khoa tại Đại học New York, thì việc lạm dụng các sản phẩm vệ sinh và thụt rửa sâu trong âm đạo có thể đặt bạn vào nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, bệnh viêm vùng chậu và các bệnh STDs. Đó là bởi vì khi thụt rửa sâu trong âm đạo sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào sâu trong và gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm âm đạo xảy ra có thể ảnh hưởng đến cả các vùng lân cận như buồng trứng, tử cung, vòi trứng... và cản trở việc thụ thai của bạn.

(Nguồn: WomenHealthMag)
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Bụng kinh khang - Điều trị đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt ∙ Templated by Chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, Chu kỳ kinh nguyệt