Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Khám hiếm muộn và những điều chị em cần biết

Nếu vợ chồng bạn có "sinh hoạt vợ chồng" liên tục trong khoảng 1 năm, không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa có thai thì sẽ được coi là có nguy cơ hiếm muộn và cần được khám xét để điều trị kịp thời. Mỗi cặp vợ chồng hiếm muộn đều có những vấn đề đặc thù riêng, nên cách giải quyết có thể sẽ khác nhau.

Vậy nên, nếu bạn thấy mình cần đi khám thì nên đi khám sớm. Khám tổng quát trước khi có con cũng là điều hết sức cần thiết vì nó giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe của mình để có thể đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt nhất cho việc thụ thai và mang thai.

Nếu bạn có ý định khám hiếm muộn, bạn sẽ cần trình bày với bác sĩ đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh và các dấu hiệu sức khỏe của bạn. Ví dụ như: kinh nguyệt đều hay không đều, chu kỳ kinh, trong thời gian hành kinh có đau bụng hay không, tiền sử những lần có thai trước đó, các biện pháp ngừa thai đã áp dụng, có mắc bệnh lý sản phụ khoa trước đó hay không?...

Về mặt khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khám cơ quan sinh dục ngoài, tìm xem có dấu hiệu nào về rối loạn nội tiết hay viêm nhiễm. Một dụng cụ khám gọi là mỏ vịt được đưa nhẹ nhàng vào âm đạo. Dụng cụ này cho phép bác sĩ quan sát được cổ tử cung, thành âm đạo. Nếu bệnh nhân chưa kiểm tra tế bào âm đạo cổ tử cung thì cũng được tiến hành.

Các xét nghiệm được cân nhắc thực hiện bao gồm:

- Kiểm tra nội tiết tố chịu trách nhiệm cho sự phát triển nang noãn ở người phụ nữ là FSH. FSH thường được đo vào ngày 2-3 của chu kì kinh.

- Kiểm tra Estradiol (E2) -hormon chịu trách nhiệm chính cho quá trình kích thích nội mạc tử cung phát triển.

- Kiểm tra progesterone: Đo nồng độ progesterone để xác định có phóng noãn hay không dù là phóng noãn tự nhiên hay do sử dụng thuốc.

- Siêu âm đếm nang noãn thứ cấp để biết chức năng buồng trứng có bị suy giảm hay không và chụp phim X-quang tử cung vòi trứng (HSG) để biết về hình dạng buồng tử cung và tình trạng của vòi trứng.

Để nhanh có con, hai vợ chồng cần giữ tinh thần thoải mái. Việc kiểm tra sức khỏe là cần thiết và nếu có thể, bạn nên khuyên chồng bạn cùng đi khám để đảm bảo cả hai cùng có sức khỏe tốt nhất.

Tổng hợp từ Internet
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...
 
Posts RSSComments RSSBack to top
Copyright © 2014 by Bụng kinh khang - Điều trị đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt ∙ Templated by Chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, Chu kỳ kinh nguyệt