Nếu bạn bị đau bụng vào những ngày giữa kì kinh thì đó có thể là do quá trình rụng trứng. Còn nếu đau bụng ở những ngày khác thì có thể do các bệnh phụ khoa gây ra.
Những phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ gặp những cơn đau không kèm theo sốt thì nên nghĩ đến các bệnh phụ khoa như là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).
Đúng là có rất nhiều chị em thường bị đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt. Hiện tượng này là bình thường vì nó có thể do sự thay đổi hormone trong cơ thể, các niêm mạc tử cung bong ra nhưng bị tắc lại chứ không theo máu kinh chảy ra ngoài, do đó gây ra sự trướng và đau bụng. Cơn đau này có thể sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày có kinh, chậm nhất là khi ngày có kinh nguyệt kết thúc.
Nếu bạn bị đau bụng vào những ngày giữa kì kinh thì đó có thể là do quá trình rụng trứng. Những cơn đau do rụng trứng gây ra có thể xảy ra từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không.
Còn nếu bạn bị đau đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, tiểu buốt, tiểu khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ thì có thể lại xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn), sa sinh dục, viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, giãn tĩnh mạch tiểu khung… Đau bụng do những nguyên nhân này gây ra đều có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.
Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân tại sao bạn thường xuyên bị đau bụng, tốt nhất nên đi khám. Bạn nên đi khám vào những ngày không có kinh nguyệt để việc chẩn đoán của bác sĩ được dễ dàng hơn, nếu cần thiết phải làm xác xét nghiệm thì kết quả sẽ đáng tin cậy hơn.
Tổng hợp từ Internet