Chị em cũng có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu trước kì kinh nguyệt một cách đáng kể.
Hội chứng tiền kinh nguyệt thường khó xác định đối với mỗi người, do đó nó không dễ dàng được chẩn đoán và điều trị theo cùng một cách đối với tất cả chị em. Tuy nhiên, chị em cũng có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu các triệu chứng này một cách đáng kể.
Các hội chứng tiền kinh nguyệt không phải là điều gì đặc biệt. Đó là do sự thay đổi hormone của chị em trong kì kinh nguyệt gây ra. Đối với mỗi chị em, các hội chứng này có thể khác nhau, ví dụ như tăng caan, chướng bụng, nhạy cảm ở đầu vú, căng thẳng, trầm cảm, thay đổi khẩu bị ăn uống, đau cơ khớp, buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung... Có tới 7% phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt có ảnh hưởng nặng đến tính khí và tâm thần, gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
Để giảm thiểu các triệu chứng này, chị em có thể áp dụng các biện pháp như sau đây:
Ghi lại nhật ký
Cách tốt nhất để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt là ghi lại các hoạt động hàng ngày (trong một cuốn nhật ký) về các triệu chứng của bạn trong ít nhất 3 tháng. Điều này giúp xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết, hormone trong cơ thể bạn. Nhờ cách ghi chép này mà bạn có thể phân loại được những yếu tố đặc biệt gây ra sự căng thẳng hoặc các triệu chứng khác trước thời kì kinh nguyệt. Đặc biệt, bạn có thể phân biệt được nguyên nhân nào ảnh hưởng đến vật lý, tâm lý, hành vi... để có biện pháp khắc phục thích hợp.
Ăn uống đúng cách
Có một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và cũng có thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt nói riêng như đầy hơi, căng ngực, tăng cân, khó chịu và đau đầu... Tốt nhất, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế ăn các thực phẩm như muối, sôcôla, rượu, thuốc lá... trong khoảng 7-10 ngày trước chu kì kinh nguyệt của bạn vì nhóm thực phẩm này có chứa caffeine, có thể làm tăng sự kích thích hormone trong cơ thể, làm cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt càng tăng.
Bổ sung carbohydrate
Trước những ngày có kinh nguyệt, bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ chứa carbohydrate phức tạp từ thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây, rau quả như các loại đậu, ví dụ như đậu Hà Lan... để giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhờ đó, bạn cũng giảm cảm giác thèm ăn và ổn định tâm lý, tránh thay đổi tâm trạng theo hướng tiêu cực.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Bổ sung các bữa ăn với đầy đủ khoáng chất và vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không những giúp bạn khỏe mạnh hơn mà còn tăng khả năng chống chuột rút và thiếu máu. Bạn cũng nên uống đủ nước hàng ngày để tránh mất nước trong cơ thể, dẫn đến choáng và tâm thần bất ổn.
Nghỉ ngơi điều độ
Càng gần những ngày có "đèn đỏ", bạn càng cần ngủ đủ giấc. Bạn nên ngủ ít nhất 6-7 giờ/đêm để đảm bảo sự lưu thông, tuần hoàn trong cơ thể được trôi chảy. Điều này giúp cơ thể và tâm trí của bạn được nghỉ ngơi đầy đủ và giảm bớt căng thẳng trong thời gian có kinh nguyệt.
Tập thể dục
Tập thể dục dưới bất kì hình thức nào, kể cả tập yoga cũng có lợi cho sức khỏe của bạn. Tập thể dục 30 phút/ngày, 3-5 lần một tuần giúp cải thiện sức khỏe nói chung, giảm căng thẳng thần kinh và lo lắng. Tập thể dục cũng giúp cải thiện tim mạch và cơ bắp, tránh tăng cân và giữ nước, đồng thời làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh mặt trời lúc buổi sáng hoặc chiều rất có lợi bạn trong việc loại bỏ các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ánh mặt trời giàu vitamin D khi được hấp thụ vào cơ thể có thể nâng cao tâm trạng vì đảm bảo sự cân bằng hormone cho bạn nên dễ tránh các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Ai cũng có nhiều nguy cơ gặp những căng thẳng và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác nhưng nếu xác định được nguyên nhân gây ra chúng thì bạn cũng dễ dàng khắc phục tốt hơn.
Tổng hợp từ Internet